Ngày 30 tháng 6 năm 2019, sau hành trình 9 năm đàm phán, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã được ký kết tại Hà Nội. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai bên.[1]
Những lợi ích chưa từng có của EVFTA và IPA cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam được thể hiện qua các khía cạnh như:
Tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai bên
Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nhà đầu tư
Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, giáo dục, dịch vụ, v.v. Điều này sẽ tạo cơ sở cho hai bên tăng cường hợp tác toàn diện, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của hai nền kinh tế.
Do đó, khi kinh doanh tại khu vực này, việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
Thứ nhất, bảo vệ thương hiệu khỏi bị xâm phạm
Nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp.
Thứ hai, tạo lợi thế cạnh tranh
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu sẽ giúp doanh nghiệp tự tin phát triển và mở rộng thị trường như việc tổ chức các chiến dịch, sự kiện quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, cung cấp các tài liệu truyền thông qua nhiều hình thức như bài viết, poster, clip...từ đó tạo dựng uy tín về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ: thông thường khách hàng sẽ yêu thích những nhãn hiệu đã được bảo hộ bằng việc thể hiện ký tự ® bên cạnh nhãn hiệu hoặc ghi rõ là "nhãn hiệu đã được bảo hộ tại quốc gia đã đăng ký."
Thứ ba, tránh xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Bởi nhãn hiệu sẽ được kiểm tra bởi các cơ quan nhãn hiệu tại châu Âu, nhờ đó biết được liệu nhãn hiệu của doanh nghiệp có trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh hay không.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có sự chủ động trong việc quyết định nên xâm nhập thị trường châu Âu bằng nhãn hiệu nào, tranh việc vi phạm đến nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Thứ tư, tăng cường nhận diện thương hiệu
Nhãn hiệu là một dấu hiệu đặc trưng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Khi nhãn hiệu được đăng ký, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Giấy chứng nhận này là một tài liệu pháp lý có giá trị, chứng minh rằng nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được pháp luật bảo hộ.
Do đó, khi doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký, khách hàng sẽ biết rằng đây là nhãn hiệu chính hãng của doanh nghiệp, từ đó tăng cường nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Thứ năm, tạo dựng uy tín và lòng tin của khách hàng
Nhãn hiệu đã được đăng ký là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư nghiêm túc vào thương hiệu của mình. Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có trách nhiệm với sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó tạo dựng uy tín và lòng tin của khách hàng.
Thứ sáu, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh
Nhãn hiệu đã được đăng ký là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá uy tín của doanh nghiệp. Các đối tác tại Châu Âu thường ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp có thương hiệu được bảo hộ. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác tại Châu Âu.
Lưu ý: Đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn pháp lý chuyên nghiệp.
Quý khách cần hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Ngân tại địa chỉ email:
ngan.tran@maygusttrademarks.com.au hoặc liên hệ LinkedIn, Facebook.
Nếu Quý doanh nghiệp cần một tài liệu tham khảo về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu toàn diện với những hướng dẫn cụ thể, thực tế, Quý công ty có thể đặt mua ngay sách “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” của Ngân tại đây.
Comments