top of page
  • 12_edited_edited
  • Facebook

Căn cứ Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chưa bảo hộ (unregistered mark) tại Australi

Writer: Ngan TranNgan Tran

Đa số các phản đối đơn mà Ngân nhận được là các nhãn hiệu đã được sử dụng nhưng chưa tiến hành đăng ký bảo hộ tại IP Australia, như việc công ty ở châu Âu bán hàng ở Australia với doanh thú khá nhiều nhưng vẫn chưa đăng ký, hiện tại lục đục đăng ký thì phát hiện đối thủ đã nộp đơn cả 12 nước khác nhau.

Hay một thương hiệu Phở cũng khá nổi tiếng ở Việt Nam đã được chủ nhãn hiệu ở Việt Nam chuyển giao cho việc sử dụng “bí kíp” nấu phở, đã mở quán bán trên thực tế nhưng phát hiện tên thương hiệu của mình đã bị một công ty khác nộp đơn.

Vì các nhãn hiệu này chưa được bảo hộ nên việc chuẩn bị các Căn cứ phản đối (Statement of Grounds and Particulars) cần phải thận trọng hơn để việc Phản đối đơn có khả năng thành công khả thi hơn, và lý tưởng nhất là để Chủ đơn thấy mình không có cơ hội nhiều, khỏi đầu tư thuê Trademark Lawyer/Attorney đáp trả lại bên Phản đối.

Đối với loại nhãn hiệu chưa bảo hộ (unregistered mark) mà Phản đối đơn: ngày nhãn hiệu được sử dụng đầu tiên của bên Phản đối (Opponent) trước hay sau ngày ưu tiên (priority date) của chủ đơn (Applicant) là điều rất quan trọng.

Các căn cứ mà nhãn hiệu chưa được bảo hộ thường dùng trong quá trình phản đối đơn là: Section 58A: Opponent has earlier use of the same / similar trade mark tức bên Phản đối dùng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của Chủ đơn đối với các nhóm dịch vụ trùng/ tương tự, và cho đến thời điểm nộp Phản đối đơn vẫn đang sử dụng

Section 58: Applicant not the owner of the trade mark, tức bên Chủ đơn không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu. Bởi một điểm lưu ý là Australia theo công nhận “common law ownership”, tức ghi nhận chủ sở hữu nhãn hiệu dựa trên cả việc sử dụng thực tế tức “first to use” chứ không phải “first to file” như Việt Nam hay Trung Quốc. Điều này giúp cho bên Phản đối nếu thực sự đã sử dụng trước ngày ưu tiên của chủ đơn có ưu thế hơn. Ngoài ra, đây là điều còn được sử dụng đối với những lỗi trong quá trình xét duyệt đơn của Trademark Examiner.

Section 60: Trade mark is similar to a trade mark which has acquired a reputation in Australia, tức nhãn hiệu đã được sử dụng và đạt được sự nhận biết rộng rãi ở Australia. Lưu ý, với căn cứ này đòi hỏi bên Phản đối phải cung cấp chứng cứ về việc đã sử dụng khá rộng rãi ở Australia trên các phương tiện truyền thông như website, báo chí, và cả doanh thu v.v

Section 42 (b) Trade mark is contrary to law, tức trái với quy định của pháp luật, thông thường hay dùng căn cứ là việc bảo hộ của chủ nhãn hiệu sẽ dẫn đến sự nhầm lần cho người tiêu dùng theo Luật tiêu dùng của Australia (Australian Consumer Law) hay passing off.

Trường hợp, bên Phản đối chẳng có tiếng tăm gì nhiều, nhãn hiệu chủ đơn cũng không có khả năng gây nhầm lẫn với với nhãn hiệu của bên phản đối thì thông thường sẽ dùng đến:

Section 62A: Application made in bad faith, tức chủ đơn nộp đơn với ý đồ xấu

Section 59: Applicant not intending to use the trade mark, tức chủ đơn không dự định sử dụng nhãn hiệu đang tiến hành đăng ký.

Cả hai điều khoản này cần phải cung cấp lập luận cực kỳ chặt chẽ, bởi quan điểm hiện tại ở IP Australia cho rằng “việc chủ đơn tiến hành đăng ký nhãn hiệu” cũng đã thể hiện được ý định sử dụng nhãn hiệu của chủ đơn, do đó cần tiến hành cung cấp những lập luận thuyết phục hơn nữa như:

  1. Liệu chủ đơn có khả năng như giấy phép (nếu hàng hóa/dịch vụ cần giấy phép) để tiến hành kinh doanh đối với hàng hóa/dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được sử dụng?

  2. Liệu chủ đơn đã có sự chuẩn bị nào cho việc sử dụng nhãn hiệu: như thuê văn phòng, liên hệ với bên thứ ba cung cấp nguyên vật liệu hay các dịch vụ liên quan cần chuẩn bị?

  3. Hay bất cứ chứng cứ nào mà bên Phản đối cho rằng chủ đơn nộp đơn với ý đồ xấu?

Love,

Ngân Trần

Bạn thích bài viết này? Ngân rất vui nếu được bạn tặng một bông hoa hướng dương để có thể duy trì trang Blog một cách bền vững.

©Ngân Trần. All rights reserved.

Commentaires


bottom of page