Để có cái nhìn toàn diện và giúp hệ thống dễ hiểu hơn cho những bạn mới tìm hiểu về chỉ dẫn địa lý (GIs), nội dung bên dưới sẽ cung cấp thông tin về sự ra đời của khái niệm GIs theo trình tự thời gian trong các điều ước quốc tế.
1883 – PARIS CONVENTION
Sự bảo hộ GIs được thể hiện lần đầu tiên năm 1883 trong Paris Convention được quy định tại điều 1.2 nhưng khá yếu vì chỉ đưa ra một sự bảo hộ khá giới hạn; nên Hoa Kỳ đã đồng ý tham gia vào Paris Convention.[1] Thực tế, khái niệm GIs không được chính thức được đề cập, mà sau nhiều lần sửa đổi, điều 10 của Paris Convention dùng khái niệm “false indications.”
“Any producer, manufacturer, or merchant, whether a natural person or a legal entity, engaged in the production or manufacture of or trade in such goods and established either in the locality falsely indicated as the source, or in the region where such locality is situated, or in the country falsely indicated, or in the country where the false indication of source is used, shall in any case be deemed an interested party.” [2]
Và đến lần sửa đổi cuối cùng năm 1967, có bổ sung điều 10bis(3) liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition) đã cấm các “dấu hiệu” (indications) mà có “khả năng lừa dối công chúng đối với bản chất, quá trình chế tạo, đặc điểm, sự phù hợp với ý định hoặc số lượng của hàng hóa.”[3]
1891 – MADRID AGREEMENT FOR THE REPRESSION OF FALSE OR DECEPTIVE INDICATION
Tám (08) năm sau, năm 1891 Madrid Agreement for the Repression of False or Deceptive Indication (Madrid Agreement) cũng đề cập đến GIs dù chỉ có một vài nước thành viên đồng ý tham gia. Madrid Agreement đã đưa ra những cấp độ bảo hộ GIs cao hơn tại điều 1 (1) “cung cấp sự bảo hộ chống lại chỉ dẫn địa lý có tình chất lừa dối”.[4] Đây là một trong những lý do Hoa Kỳ đã không tham gia.
Một điều nổi bật của Madrid Agreement là không chỉ đưa ra các quy định bảo hộ GIs chi tiết hơn mà Điều 4 còn cấm các quốc gia thành viên xem GIs của rượu như là các thuật ngữ thông dụng (generic character). Do đó, càng ít các quốc gia hứng thú trong việc gia nhập Madrid Agreement này với sự mở rộng phạm vi bảo hộ, và vì ít quốc gia ủng hộ, tầm ảnh hưởng của thỏa ước này là khá hạn chế.[5] Hiện tại, 07/01/2022 mới chỉ có 36 nước tham gia vào Madrid Agreement này.[6]
1958 – LISBON AGREEMENT ON APPELLATIONS OF ORIGIN
Thế kỷ 20, năm 1958, Lisbon Agreement on Appellations of Origin ra đời với nỗ lực mong đạt được một sự bảo hộ hiệu quả hơn cho GIs. Tuy nhiên, đến năm 1996, chỉ mới có 17 nước đã ký kết bởi sự thất bại trong hội nghị sửa đổi Paris Convention of Lisbon 1958. Lisbon Agreement cung cấp sự bảo hộ nghiêm ngặt hơn đối với GIs thông qua hệ thống đăng ký quốc tế. Việt Nam chưa là thành viên.
Nói một cách dễ hiểu, tượng tự việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid với một hồ sơ, một ngôn ngữ, một phí hành chính có thể chỉ định nhiều quốc gia thành viên. Lisbon Agrement cũng quy định tương tự như vậy cho việc đăng ký bảo hộ GIs cho các thành viên tham gia Lisbon Agreement. Lý do là các quốc gia tham gia thỏa ước này mong muốn nhấn mạnh sự bảo hộ GIs cũng cần nghiêm ngặt như đối với bảo hộ nhãn hiệu. Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 25 nước tham gia thỏa ước này.[7] Việt Nam chưa là thành viên. Bạn có thể đọc thêm cách thức đăng ký GIs thông qua Lisbon Agreement tại đây.
1995 – TRIPS
Và gần nhất năm 1995 là hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) cùng sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các điều khoản về GIs được quy định ở Điều 22 đến điều 24. Việt Nam ngay khi trở thành thành viên của WTO năm 2007 thì hiệp định TRIPS cũng đã có hiệu lực cùng năm.
Mục đích chính của TRIPS là quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ các đối tượng SHTT trong đó có GIs. Tất nhiên, Hoa Kỳ một nước phát triển với rất nhiều đối tượng SHTT như nhãn hiệu, sáng chế, bản quyền đã năng nổ khởi động cho việc bảo hộ cao hơn cho các đối tượng này ở các nước đang phát triển. EU, Nhật Bản và Thụy Sĩ đã rất ủng hộ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, khi thảo luận vấn đề về GIs, Hoa Kỳ và EU đã có quan điểm trái ngược nhau.[8] Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Úc phản đối việc bảo hộ GIs, nhưng EU thì vẫn một mực bảo hộ cho quan điểm của mình, vì đây là một trong những lợi ích kinh tế lớn của EU với quá trình phát triển bảo hộ GIs lâu đời của mình.[9]
Điều này một phần lý giải tại sao GIs chỉ được bảo hộ theo dạng nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận, hay nhãn hiệu tập thể ở Hoa Kỳ. Hay ở Úc, GIs chỉ được đăng ký và bảo hộ theo dạng nhãn hiệu chứng nhận. Còn ở EU thì GIs được phát triển vào bảo hộ rất bài bản và chuyên nghiệp. Hiện nay, được chia thành ba loại như sau:[10]
Protected designations of origin (PDO) cho các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn và rượu vang.
Protected geographical indications (PGI) cho cho các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn và rượu vang.
Geographical indications (GI) cho nước uống có cồn và vang hương vị (tạm dịch từ chữ aromatised wines).
Tại sao có sự tiếp cận khác nhau hoàn toàn giữa EU và Hoa Kỳ về GIs, và kết quả sự tiếp cận khác nhau trong việc bảo hộ GIs giữa EU và Hoa Kỳ hiện nay là gì? Bài viết tiếp theo sẽ giải đáp vấn đề này.
Trân trọng,
Quý Công ty cần hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Ngân tại địa chỉ email: ngan.tran@maygusttrademarks.com.au hoặc liên hệ LinkedIn, Facebook.
Nếu có nhu cầu sử dụng bài viết, vui lòng phải ghi rõ thông tin tác giả và đặc biệt dẫn link về website này.
[1] Stacy D. Goldberg, Who Will Raise the White Flag? The Battle Between the United States and the European Union over the Protection of Geographical Indications, 22 U. PA. J. INT’L ECON. L. 107, 112 (2001).
[2] Paris Convention, supra note 8, Art. 10(2)
[3] Điều 10bis (3) Paris Convention, https://wipolex.wipo.int/en/text/287756
[4] Điều 1 (1) Madrid Agreement 1981
[5] Albrecht Conrad, The Protection of Geographical Indications in the TRIPS Agreement, 86 TRADFMARK REP. 11, 35 (1996)
[6] https://wipolex.wipo.int/en/treaties/ShowResults?search_what=C&treaty_id=3, truy cập lần cuối ngày 07/01/2022
[8] See Leigh Ann Lindquist, Champagne or Champagne?An Examination of U.S. Failure to Comply with the GeographicalProvisionsof the TRIPS Agreement, 27 GA. J. INT’L & COMP. L. 309,312 (1999) (explaining the evolution of the use of geographical indications)
[9] Như 4, trang 315-316
Comments